Blog

Cách giữ GIÀY SNEAKER TRẮNG luôn như mới

Một đôi giày sneaker trắng có thể giúp bạn phối với gần như mọi loại trang phục ở mọi lúc mọi nơi. Cho dù đó là một buổi tennis ngoài trời hay những giây phút tập luyện tại phòng gym hoặc thậm chí là những buổi hẹn hò và buổi tiệc tùng đòi hỏi sự chỉn chu trong trang phục, bạn vẫn có thể thoải mái mang những đôi giày sneaker trắng. Thiết kế tối giản không chỉ mang đến sự tiện dụng mà nó còn khiến cho những đôi giày sneaker trắng trở thành một món thời trang không bao giờ lỗi thời trong tủ quần áo của bạn.

Một số loại giày sneaker trắng phổ biến hiện nay như: Giày trắng Adidas Superstar, Giày Adidas màu trắng Stan Mith White Iconic, Adidas Ultra Boost 20 Cloud White Metallic ... Giày trắng Nike có  Nike Air Force 1 Low Love For All, Nike Air Max 90 SE Easter, Nike Air Zoom Pegasus, Nike Roshe One ... Giày trắng Puma có Puma Te-Ku Core... Giày trắng Vans có Vans Slip On, Vans Old Skool... Giày Converse trắng có Converse All Star 70s Mono...

Chính vì sự giản đơn và có thể kết hợp được với rất nhiều loại trang phục nên giày trắng trở nên rất phổ biến hiện nay.

Mặc dù rất sang trọng, rất nỗi bậc nhưng 1 thực tế là giày sneaker trắng rất dể bị vấy bẩn, dể bị ố, mà nhiều người hay e ngại khi lựa chọn màu này vì vết bẩn có thể dể nhìn thấy, khó xử lý, khó phục hồi như mới nếu dính bẩn.

Để giải quyết nỗi lo này Alovesinhgiay.com xin được chia sẽ cách vệ sinh giày sneaker trắng sao cho luôn giữ được sự thuần khiết của nó.

Giày Sneaker trắng có 2 phần chính là phần thân giày thường được làm từ da lộn hay vải canvas, phần đế giày được làm từ chất liệu cao su.

Chính vì đặt tính trên alovesinhgiay.com xin được chia sẽ cách vệ sinh, cách giặt, cách bảo quản giày sneaker trắng thành 2 cách khác nhau tùy theo vật liệu làm giày như sau:

 

Đối với giày phần thân được làm từ vải

*Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch vệ sinh giày phù hợp

Dụng cụ bao gồm: Bàn chãi lông ngựa mềm, Bàn chãi lông cứng, Khăn sạch khô không màu, cọ vẻ …

Dung dịch vệ sinh gồm: Crep Protect, Banking Soda, Giấm, Comfort, Màu angelus

*Bước 2: Tháo dây giày, lót giày bên trong giày ra

Tháo toàn bộ dây giày và lót giày ra để vệ sinh riêng biệt từng phần cho dể dàng

*Bước 3: Vệ sinh và kiểm tra trước khi xử lý vết bẩn của giày

  • Vệ sinh: Dùng bàn chãi lông mềm chà quanh để loại bỏ phần bụi bẩn hoặc phần ba dớ dính, bám trên đế và thân giày
  • Kiểm tra đánh giá giày đang bị những vết bẩn nào để ra phương án xử lý đúng cách
  • Đối với giày bẩn, dơ do những vết bẩn hằng ngày như bụi, dính đất, cát, do thời tiết thì ta có thể dùng các dung dịch chuyên dụng có trên thị trường giúp bảo vệ tốt vải như: Crep protect, Jason markk, Reshoevn8r.

         

  • Đối những đôi giày đã bị ố vàng là do vệ sinh bảo quản không đúng cách chúng ta có thể tẩy những vết bẩn này bằng: Banking Soda + giấm theo tỷ lệ 2:3

  • Đối với những đôi giày bị thâm, có những vết vằng ố thì đó là do để giày ướt quá lâu mà không kịp thời vệ sinh, xử lý => Đối với những đôi giày vải như thế này thì bạn nên ngâm giày vào nước ấm trước khi vệ sinh giày bằng banking soda

  • Đối với những đôi giày đã cũ do không sử dụng quá lâu thì không thể phục hồi bằng cách vệ sinh giày thông thường được, cũng không thể khôi phục lại bằng các dung dịch vệ sinh tẩy rửa mạnh được.

Cách duy nhất để giày trở lại hiện trạng ban đầu là đem chúng đi nhuộm lại màu, cách này vừa an toàn cho vải, vừa mang lại thẩm mỹ cho đôi giày của bạn.

*Bước 4: Giặt giày, vệ sinh giày

  • Giặt phần đế giày: Dùng bàn chãi chà phần đế bằng cao su hoặc boost giày

Lưu ý tránh chà lên phần vải gây xướt vải

  • Giặt phần bên trong giày: Kéo phần cổ gà giày ra để dể dàng vệ sinh phần bên trong

Dùng bàn chãi lông mềm cán dài chà quanh phần bên trong giày để loại bỏ các vết bẩn do mồ hôi, phần này cần đc chà kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi giày

  • Giặt phần bên ngoài giày: Dùng bàn chãi mềm thoa dung dịch quanh phần bên ngoài sau đó chà quanh thân giày

*Bước 5: Giặt dây giày + lót bên trong thân giày

Phần lót giày thường là phần tiếp xúc trực tiếp với vớ lòng bàn chân nên dể bẩn nhất và cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn khiến hôi chân nên cần loại bỏ sạch sẽ những vết bẩn bằng dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng

Phần dây giày: Vò hoặc ngâm với dung dịch giặt giày sau đó vò kỹ với nước ấm để tẩy đi bụi bẩn bám trên dây

*Bước 6: Xả nước sạch, ngâm giày bằng dung dịch chuyên dụng

Xả nước cho sạch phần bụi bẩn + phần dung dịch vệ sinh giày thật sạch.

Sau đó ngâm giày vào dung dịch xả chuyên dụng dành cho vải như: Comfort, Downy, Pigeon, Eurosoft…

      

*Bước 7: Làm khô giày + dây giày + lót giày

Lưu ý: Sau khi ngâm giày xong bạn phải hút hết nước trong giày ra 1 cách nhanh chóng bằng cách quấn khăn khô không màu vào bên trong giày, cuộn giày bằng khăn khô không màu bao quanh giày rồi bỏ vào máy giặt để chế độ vắt khô.

Nếu không có nhiều khăn để quấn giày vắt khô thì bạn nên hút nước ra nhanh khỏi giày bằng cách nhét khăn khô sạch không màu vào bên trong giày.

Bước này rất quan trọng vì nếu bạn để giày ướt quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng giày bị ố, thâm kim ngay lập tức.

Làm khô giày, lót giày, dây giày: Có thể có nhiều cách làm khô giày tùy theo mục đích sử dụng của bạn.

Có thể phơi giày bằng ánh nắng tự nhiên: Cách này khá thông dụng có ưu điểm dể làm nhưng nhược điểm là thời gian giày khô khá lâu, không chủ động được nếu có biến động thời tiết.

Có thể phơi giày bằng quạt gió: Không phụ thuộc vào thời tiết cũng khá dể làm nhưng thời gian khô lại khá lâu, khô có thể không hoàn toàn.

Có thể sử dụng máy chuyên dụng cho phơi giày: Cách này giúp bạn tiết kiệm thời gian phơi giày, cũng như không gian, không phụ thuộc vào thời tiết. Tuy nhiên chi phí sắm máy phơi giày lại khá cao

    

*Bước 8: Kiểm tra fix lỗi giày

Bước này để xử lý những lỗi sau: giày bị rách, màu giày đã cũ (phai màu, bạc màu), Boot giày bị ố.

Đối với giày bị rách thì chúng ta có thể may, vá chúng lại theo đúng màu chỉ của giày. Alovesinhgiay.com thì có thể sáng tạo cho bạn bằng custom lại đôi giày của bạn thật sáng tạo

Đối với giày đã cũ (Phai màu, bạc màu): Bạn có thể nhuộm lại đôi giày của mình để chúng đươc như mới

    

Đối với boot giày bị ố: Thường xuyên mắc phải đối với giày đế được làm bằng boot, xử lý lỗi này bằng cách sơn lại boot giày bằng màu chuyên dụng Angelus.

*Bước 9: Cách bảo quản giày

Nếu bạn sử dụng ngay thì nhớ vệ sinh chúng thường xuyên nhé

Nếu bạn chưa sử dụng chúng thì hãy bảo quản chúng thật cẩn thận theo cách sau nhé

Bỏ vào bọc hoặc kệ khô ráo thoáng mát

Có thể để chúng vào hộ đựng giày

Đối với những đôi giày cổ cao bạn có thể úp ngược chúng lại trên cổ chai để tránh bị nhăn giày

Và luôn nhớ dùng giấy hoặc con nhộng để độn form giày nha.

Để giày bạn được thơm tho thì đừng quên bỏ con nhộng Crep protect bill khử mùi nhé

Để biết thêm nhiều hơn về cách bảo quản giày bạn tham khảo thêm tại đây nhé!

Đối với giày phần thân được làm từ da trơn

*Bước 1, 2, 3 tương tự giống với cách vệ sinh giày vải

*Bước 4: Giặt giày, vệ sinh giày

  • Giặt phần đế giày: Dùng bàn chãi chà phần đế bằng cao su

Lưu ý: Tránh chà lên phần da trơn gây xướt, bong tróc sơn giày

  • Giặt phần bên trong giày: Kéo phần cổ gà giày ra để dể dàng vệ sinh phần bên trong

Dùng bàn chãi lông mềm cán dài chà quanh phần bên trong giày để loại bỏ các vết bẩn do mồ hôi, phần này cần được chà kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây hôi giày

  • Giặt phần bên ngoài giày: Dùng bàn chãi mềm thoa dung dịch quanh phần bên ngoài sau đó chà quanh thân giày

*Bước 5: Giặt phần lót giày + dây giày

Phần lót giày thường là phần tiếp xúc trực tiếp với vớ lòng bàn chân nên dể bẩn nhất và cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn khiến hôi chân nên cần loại bỏ sạch sẽ những vết bẩn bằng dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng

Phần dây giày: Vò hoặc ngâm với dung dịch giặt giày sau đó vò kỹ với nước ấm để tẩy đi bụ bẩn bám trên dây

*Bước 6: Xả nước sạch, ngâm giày bằng dung dịch chuyên dụng

Xả nước cho sạch phần bụi bẩn + phần dung dịch vệ sinh giày thật sạch.

Sau đó ngâm giày vào dung dịch xả chuyên dụng dành cho vải như: Comfort, Downy, Pigeon, Eurosoft…

*Bước 7: Làm khô giày + dây giày + lót giày

Tường tự giống với cách làm của vệ sinh giày vải

*Bước 8: Kiểm tra fix lỗi giày

Bước này nhầm đảm bảo giày của bạn đã sạch bóng vết bẩn

Một số lỗi thường gặp đối với giày trăng được làm bằng da trơn như: trầy xướt, bong tróc da, đế boost bị ố vàng…

Đối với những vết trầy xướt nhẹ thì xử lý bằng màu chuyên dụng của Angelus bằng cách phủ lớp màu giống màu giày

Đối với những bong tróc lớn: làm sạch lớp bong tróc sau đó dùng máy sơn Airbrush sơn thành từng lớp mỏng đến khi bằng với lớp da cũ.

(Lời khuyên nên sơn hết nguyên đôi để đồng màu cho đôi giày). Hoặc bạn có thể sáng tạo bằng cách custom nó thành 1 đôi giày thật khác biệt

Đối với boost giày bị ố: Thường xuyên mắc phải đối với giày đế được làm bằng boot, xử lý lỗi này bằng cách sơn lại boost giày bằng màu chuyên dụng Angelus.

*Bước 9: Bảo quản giày

Tương tự như bảo quản giày trắng vải

Bạn có thể tham khảo cách bảo quản chi tiết tại đây!

Chúc các bạn sẽ giữ đôi giày của mình luôn như mới.

Để được tư vấn 1 cách chi tiêt cụ thể hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

-------------------------------------------------------------
DỊCH VỤ GIẶT HẤP GIÀY- BALO - TÚI XÁCH CHUYÊN NGHIỆP
Fanpage: https://www.facebook.com/alovesinhgiay
Zalo: 0961 868089
Ist: Alovesinhgiay
Hot: 0961.86.80.89 or 0963.212.704
CN 1: 16 Cù Lao Phường 2 Quận Phú Nhuân
CN2: 6/24/2(số mới 486/24/2) Phan Xích Long P3 Phú Nhuận. 

giặt giày trắng, giặt giày adidas, giặt dày trắng nike, giặt giày trắng puma, giặt giày trắng vải, giặt giày vans trắng

 

Đăng ký dịch vụ

Mua sản phẩm